Thứ bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2024
Cập nhật lúc: 08/11/2023

BÀI TUYÊN TRUYỀN TÁC HẠI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH GIUN

1/Tác hại của giun
Giun sống trong ruột người gây ra nhiều tác hại, nhất là đối với phụ nữ vàtrẻ em.
Người có giun thường gầy ốm, xanh xao, bụng to bè, trẻ chậm lớn. Hậu quả như vậy là do các chất bổ béo bị giun ăn mất, hơn nữa trẻ lại kém ăn hay buồn nôn, có khi nôn ra thức ăn, có khi nôn cả giun đắng miệng. Trẻ hay đau bụng vùng quanh rốn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng. Trường hợp có nhiều giun quá trong ruột có thể gây tắc ruột, hoặc giun di chuyển lung tung chui cả vào ống mật làm trẻ đau bụng dữ dội.
2/Đề phòng
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi chơi trên đất, sau khi đại tiện.
- Luôn cắt móng tay sạch sẽ và không mút ngón tay.
- Luôn đi giày dép và không ngồi lê trên đất.
- Không được ăn hoa quả chưa sạch.
- Không ăn thức ăn chưa nấu chin.
- Không uống nước chưa đun sôi.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Vận động  xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh và không dùng phân tươi bón ruộng, nuôi cá.
- Tẩy giun đều đặn 1 năm 2 lần. Vận động mọi người trong nhà cùng tẩy giun.
- Vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ.
3/Chữa bệnh giun sán
Khi chữa trị cần phải chú ý, vì  có thể bị mắc nhiều loại, ví dụ vừa giun đũa lẫn giun kim, hoặc giun móc lẫn giun kim v.v … Vì vậy phải thử xem phân có loại giun nào, để chọn thuốc có tác dụng, đồng thời trên nhiều loại giun sán; nên tẩy đúng lúc và chú ý liều lượng dùng cho trẻ để tránh trường hợp bất thường là giun sán bị kích thích, đi lạc chỗ như chui vào ống mật, rất nguy hiểm cho trẻ nếu chẩn đoán không ra.
Tốt nhất cứ 6 tháng nên cho tẩy giun 1 lần. thuốc Mebendazol có tác dụng xổ cả 4 loại giun: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc.
Đối với trẻ đã tẩy giun rồi mà vẫn còn xanh xao, yếu, kém ăn, cần phải kiểm tra xem có loại giun sán gì khác nữa không, hoặc có thể trẻ bị bệnh khác như: còi xương, suy dinh dưỡng, xơ nhiễm lao v.v … để chữa trị cho đúng hướng.
                                                                                                                                                                       Nguồn: Trạm Y tế xã

In Gửi Email
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang